Công ty cổ phần dịch vụ đường cao tốc việt nam

Tiêu điểm

Làm gì để phát hiện kịp thời tai nạn trên các tuyến cao tốc?

Làm gì để phát hiện kịp thời tai nạn trên các tuyến cao tốc?

(01/11/2019)

 
 

Các tuyến đường cao tốc của Việt Nam hiện cho phép chạy với tốc độ lên tới 120km/h, mang lại nhiều thuận lợi cho các phương tiện nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Vì thế, việc trang bị camera giám sát toàn tuyến có thể phát hiện sớm tai nạn, giúp công tác cứu hộ trên đường cao tốc được kịp thời, làm giảm tỉ lệ tử vong.

 

Hệ thống biển báo điện tử trên cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây được điều khiển bằng hệ thống giao thông thông minh (Ảnh: Vĩnh Phú)

Hơn 75% tai nạn cao tốc do lỗi chủ quan của người lái

Sau khi một số tuyến cao tốc được đưa vào khai thác với tốc độ tối đa cho phép lên tới 100 - 120 km/h, nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra mà theo đánh giá của lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) có tới hơn 75% do lỗi chủ quan của người lái.

Thượng tá Đinh Văn Khoan, Đội trưởng Đội 5, Cục Cảnh sát Giao thông cho biết: Nhiều lái xe đi vào cao tốc nhưng không nắm vững Luật, không phân biệt được cao tốc khác đường bình thường thế nào nên vô tư dừng đỗ, không tuân thủ tốc độ tối đa và tối thiểu cho phép, chuyển làn sai quy tắc…

Lãnh đạo Phòng CSGT Hà Nội cũng cho rằng, vi phạm trên cao tốc nhiều nhưng nếu lập chốt CSGT trên tuyến cũng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông vì CSGT khó có thể dừng xe vi phạm do phương tiện có tốc độ rất nhanh. Phòng CSGT Hà Nội đã kiến nghị lắp camera theo dõi và xử phạt nguội trên tuyến vành đai để nâng cao ý thức của người tham gia giao thông và không để lọt vi phạm.

Cần “mắt thần” giám sát toàn tuyến cao tốc

Trao đổi về khả năng giám sát hoạt động, phát hiện vi phạm và ứng cứu kịp thời tai nạn giao thông trên tuyến, ông Vũ Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ cao tốc (Tổng cục Đường bộ VN) cho biết việc ứng dụng công nghệ để quản lý giao thông thông minh là giải pháp tối ưu nhất.

Từ tháng 10 năm 2013, Trung tâm ITS Cầu Giẽ - Ninh Bình đã hoàn thành đưa vào khai thác. Ngày 10/3/2017, Trung tâm ITS tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây cũng vận hành với 16 camera giám sát (CCTV) và 54 camera thăm dò phương tiện (VDS) giúp nhân viên giám sát nhận biết mật độ phương tiện đang lưu thông trên tuyến, nhanh chóng phát hiện các sự việc, sự cố giao thông xảy ra trên tuyến một cách chính xác. Toàn bộ dữ liệu hình ảnh, video trên tuyến được truyền về Trung tâm điều hành ITS và được nhân viên trực, theo dõi và xử lý 24/24h. Qua đó chủ động và nâng cao công tác phối hợp với các cơ quan chức năng, công an địa phương, lực lượng cảnh sát giao thông, cứu hộ giao thông, cứu hộ y tế... trong công tác xử lý vi phạm giao thông, cứu hộ, cứu nạn trên đường cao tốc.

 

Trung tâm điều hành giao thông thông minh (ITS) tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây

Hệ thống bảng thông tin điện tử (VMS) cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về điều kiện của tuyến đường, thông tin thời tiết và tình trạng lưu thông trên đường cao tốc, hỗ trợ người tham gia giao thông nắm bắt được đầy đủ thông tin trên tuyến, từ đó làm chủ tốc độ khi lưu thông qua đoạn đường có sự cố xảy ra, thời tiết xấu.

 

Bảng thông tin điện tử (VMS) gắn trên QL1 đoạn dẫn vào cao tốc TP.HCM-Long Thành-Dầu Giây

Hệ thống cũng cung cấp cho khách hàng thông tin về tình hình giao thông trên tuyến qua hình thức Intranet. Khách hàng sẽ nhận biết tình hình giao thông qua 2 màn hình khổ lớn được lắp đặt tại Trạm dịch vụ Km41+100, qua đó chọn lựa lộ trình di chuyển thích hợp.

Đồng thời, hệ thống ITS cũng cung cấp đầy đủ hình ảnh, thông tin các trường hợp vi phạm cho lực lượng chức năng xử lý, xử phạt...

Theo DUY MINH (www.congthuong.vn)

Các bài viết khác

video

:: Các CTY thành viên VEC